Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ giặt là đang ngày càng tăng cao, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn tại các khu vực nông thôn. Người dân ngày càng ưu tiên các dịch vụ tiện lợi nhằm giảm bớt gánh nặng công việc gia đình, và giặt là là một trong những lựa chọn hàng đầu. Đây là một cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho những ai muốn khởi nghiệp. Tuy nhiên, để thành công với mô hình này, bạn cần có sự chuẩn bị cẩn thận. Bài viết sau sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và bước cơ bản giúp bạn mở và vận hành tiệm giặt là một cách hiệu quả.
Xem nhanh
Xác định nhu cầu thị trường
Nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu kỹ càng về nhu cầu khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh trong khu vực là bước đầu tiên cần thiết và vô cùng quan trọng để mang đến sự thành công cho một tiệm giặt là. Các yếu tố cần phải được quan tâm bao gồm:
- Mật độ dân cư: Khu vực đông dân, có nhiều chung cư, văn phòng thường có nhu cầu giặt là cao hơn.
- Xác định khách hàng mục tiêu: Khu dân cư, ký túc xá, văn phòng, hoặc khu vực đông người đi làm.
- Đánh giá đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu về giá cả, dịch vụ, giờ hoạt động và chất lượng của các tiệm khác trong khu vực.
- Nhu cầu địa phương: Kiểm tra xem có bao nhiêu người cần dịch vụ giặt là và liệu có thiếu hụt tiệm giặt trong khu vực không.
Xác định dịch vụ chính của tiệm giặt
Mô hình giặt ướt thông thường
Mô hình giặt khô là hơi
Giặt khô là hơi phục vụ những khách hàng có nhu cầu làm sạch các trang phục cao cấp như vest, áo da, áo dạ, lông thú, áo dài hoặc các loại vải nhạy cảm. Mô hình này đòi hỏi sự đầu tư vào máy móc hiện đại, hóa chất chuyên dụng và kỹ thuật giặt là cao cấp. Mặc dù chi phí ban đầu tương đối lớn, loại hình này thường thu hút đối tượng khách hàng sẵn sàng chi trả cao để nhận được dịch vụ chất lượng vượt trội.
Mô hình giặt là tự động (Laundry Coin)
Giặt tự động, hay còn gọi là laundry coin, là mô hình phổ biến tại các khu vực đông dân cư, gần trường học hoặc văn phòng. Với hình thức này, khách hàng tự vận hành máy giặt và máy sấy thông qua hệ thống tự động, giúp giảm chi phí nhân công. Mô hình này mang lại sự linh hoạt và tiện lợi, đặc biệt phù hợp với đối tượng sinh viên hoặc công nhân.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, giặt là tự động chưa đạt được thành công về doanh thu như mong đợi. Theo khảo sát, nguyên nhân chính xuất phát từ thói quen tiêu dùng, khi phần lớn người dân có xu hướng ưa chuộng được phục vụ hơn là tự phục vụ. Do đó, nếu bạn muốn áp dụng mô hình này, hãy cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với thị trường mục tiêu.
Xác định vốn đầu tư
Quản lý chi phí
- Chi phí ban đầu: Mua máy móc, cải tạo mặt bằng, biển hiệu.
- Chi phí vận hành: Tiền điện, nước, bột giặt, nước xả vải, nhân viên và chi phí sửa chữa.
- Chi phí marketing: Tờ rơi, quảng cáo online hoặc khuyến mãi khai trương.
Cân Nhắc Nguồn Vốn
Cần có nguồn vốn ổn định trong thời gian đầu. Nếu không đủ vốn, có thể:
- Vay vốn ngân hàng: Có nhiều gói vay ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Tìm đối tác: Hợp tác để chia sẻ vốn đầu tư và giảm rủi ro.
Lựa chọn vị trí mở tiệm giặt
Ưu tiên khu vực đông dân cư và dễ tiếp cận:
- Lựa chọn những nơi gần chợ, trường học, ký túc xá, khu văn phòng, hoặc các khu chung cư đông đúc. Đây là những khu vực có nhu cầu sử dụng dịch vụ giặt là cao, giúp tiệm của bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Đảm bảo đường xá thuận tiện, có chỗ để xe rộng rãi để khách hàng dễ dàng ghé tiệm.
Không gian rộng rãi và hợp lý:
- Mặt bằng cần có đủ diện tích để bố trí các khu vực cần thiết:
- Khu đặt máy móc: Sắp xếp gọn gàng các máy giặt, máy sấy, và thiết bị khác.
- Khu phơi/sấy đồ: Nếu không sử dụng hoàn toàn máy sấy, bạn cần có không gian để phơi đồ, đặc biệt ở vùng nông thôn.
- Khu đón trả đồ: Nơi tiếp nhận và trả đồ cần sạch sẽ, thoải mái, và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
- Nếu có thể, thiết kế không gian thông thoáng để giảm nhiệt và tiếng ồn từ máy móc.
Cân nhắc chi phí thuê mặt bằng:
- Chi phí thuê hợp lý: Tỷ lệ chi phí mặt bằng nên nằm trong khoảng 10 – 20% tổng doanh thu dự kiến để đảm bảo lợi nhuận.
- Hợp đồng thuê lâu dài: Đàm phán hợp đồng ổn định ít nhất 3 – 5 năm để tránh tình trạng phải di dời thường xuyên, gây mất khách hàng và phát sinh chi phí di chuyển.
- Tính toán kỹ lưỡng các chi phí cải tạo mặt bằng trước khi ký hợp đồng để đảm bảo phù hợp ngân sách.
Lựa chọn hoá chất và trang thiết bị
Việc lựa chọn hoá chất cũng như trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho môt cửa hàng giặt là cũng là điều vô cùng quan trọng. Để bắt đầu kinh doanh dịch vụ giặt là, cửa hàng giặt là bạn cần phải tính toán đến các chi phí liên quan như các máy móc và trang thiết bị, các hoá chất cũng như các chi phí để vận hành cửa hàng hàng tháng.
Bộ thiết bị cần thiết cho tiệm giặt bao gồm:
- Máy giặt công nghiệp: công suất lớn, giặt được khối lượng lớn quần áo, hiệu quả làm sạch cao, độ bền cao, có thể hoạt động nhiều giờ liên tục, thích hợp với các mô hình kinh, dịch vụ giặt là.
- Máy sấy công nghiệp: Thời gian sấy nhanh, hiệu quả cao, phù hợp với khối lượng lớn, sấy khô đều, nhanh, không làm hỏng vải khi sấy đúng cách.
- Máy là hơi: Dùng để là phẳng các loại vải lớn như chăn, ga, rèm, có khả năng là và sấy cùng lúc.
- Các thiết bị phụ trợ: Bàn là, kệ đồ, giá treo, máy tính tiền,…
Bộ hoá chất tối thiểu:
- Nước giặt chính: là loại nước giặt công nghiệp đậm đặc, có khả năng làm sạch và hòa tan tối ưu, loại bỏ các vết bẩn cứng đầu mà không cần sử dụng hóa chất giặt tẩy
Chi tiết sản phẩm: Tại đây.
- Nước xả vải: Giúp quần áo mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi mặc, giảm nhăn, giảm tĩnh điện trên vải
Chi tiết sản phẩm: Tại đây.
- Nước tăng kiềm: được sử dụng với công dụng chính là tăng độ pH cho nước và tăng hoạt tính loại bỏ vết bẩn của nước giặt chính và các chất tẩy khác
Chi tiết sản phẩm: Tại đây.
- Nước tẩy trắng: sản phẩm hữu ích trong việc loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, làm trắng và làm sáng vải
Chi tiết sản phẩm: Tại đây.
Chi tiết sản phẩm: Tại đây.
- Nước trung hoà: được thiết kế đặc biệt để trung hòa lượng dư kiềm của chất tẩy rửa, khoáng chất cứng của nước và sắt trong chu trình xả
Chi tiết sản phẩm: Tại đây.
- Bộ sản phẩm tẩy điểm chuyên dụng: giúp loại bỏ hiệu quả chuyên dụng đối với các vết bẩn mỹ phẩm, dầu mỡ, mực,… khi không thể tiến hành bằng cách giặt tẩy thông thường.
Chi tiết sản phẩm: Tại đây.
- Xịt thơm, tinh dầu: Tạo hương thơm dễ chịu, lưu lại hương thơm bền lâu trên quần áo, vải vóc … đem lại cảm giác thư thái cho người sử dụng
Chi tiết sản phẩm: Tại đây.
Xây dựng chiến lược kinh doanh
Chương trình khuyến mãi khai trương hấp dẫn:
- Giảm giá combo: Cung cấp các gói ưu đãi, chẳng hạn như giảm giá 10-20% cho combo giặt và sấy, hoặc giảm giá cho khách hàng giặt số lượng lớn (trên 5-10 kg).
- Tặng voucher: Phát hành phiếu giảm giá để khách hàng quay lại lần sau, tạo thói quen sử dụng dịch vụ.
Quảng bá trên các kênh truyền thông:
- Phát tờ rơi: Phân phát tờ rơi tại các khu vực đông dân cư, chợ, trường học hoặc chung cư, kèm theo các thông tin nổi bật về dịch vụ và ưu đãi.
- Mạng xã hội:
- Tạo fanpage trên Facebook và tài khoản Zalo, đăng tải các hình ảnh, video giới thiệu về tiệm, ưu đãi, và những đánh giá tích cực từ khách hàng.
- Chạy quảng cáo với phạm vi địa lý cụ thể để tiếp cận khách hàng gần khu vực tiệm.
- Sử dụng từ khóa liên quan như “dịch vụ giặt là”, “cửa hàng giặt là” trong các bài viết trên website của bạn. Điều này sẽ giúp cửa hàng giặt là của bạn xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm, thu hút nhiều khách hàng hơn.
Kiểm soát vận hành
Quản lý chi phí
- Chi phí ban đầu: Mua máy móc, cải tạo mặt bằng, biển hiệu.
- Chi phí vận hành: Tiền điện, nước, bột giặt, nước xả vải, nhân viên và chi phí sửa chữa.
- Chi phí marketing: Tờ rơi, quảng cáo online hoặc khuyến mãi khai trương.
Quản lý nhân sự và vận hành
- Lưu ý vệ sinh tiệm sạch sẽ.
- Theo dõi số lượng đồ nhận và trả, tránh thất thoát.
- Quản lý nhân viên cẩn thận, đảm bảo họ được đào tạo về cách sử dụng máy móc và quy trình dịch vụ.
Những lưu ý khi mở tiệm giặt là
Xin Giấy Phép Kinh Doanh
- Mọi cửa hàng giặt là đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Việc này đảm bảo cửa hàng của bạn tuân thủ đúng quy định pháp luật và có thể hoạt động lâu dài.
Dịch vụ khách hàng
- Thân thiện, trung thực, và nhanh nhẹn.
- Lắng nghe phản hồi để cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Có chương trình khách hàng thân thiết, tặng điểm tích lũy hoặc ưu đãi cho khách quen.
Kiểm soát vận hành
- Lưu ý vệ sinh tiệm sạch sẽ.
- Theo dõi số lượng đồ nhận và trả, tránh thất thoát.
- Quản lý nhân viên cẩn thận, đảm bảo họ được đào tạo về cách sử dụng máy móc và quy trình dịch vụ.
Theo dõi tài chính
- Ghi chép đầy đủ doanh thu, chi phí hàng ngày để đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Tính toán lãi/lỗ để đưa ra điều chỉnh kịp thời.
Kết luận
Mở tiệm giặt là là một cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, nhưng để đạt được thành công, việc tối ưu hóa chi phí là yếu tố quan trọng. Từ việc lựa chọn địa điểm, đầu tư hoá chất, máy móc, tuyển dụng nhân viên đến quản lý vận hành hàng ngày, tất cả đều cần được tính toán kỹ lưỡng. Với những chiến lược và gợi ý được chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp để khởi nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững.
Bài viết tham khảo
- Kinh nghiệm làm giặt là công nghiệp
- Tư vấn mở tiệm giặt là tối ưu chi phí nhất
- Hoá chất Giặt là chuyên dụng cho các đơn vị Giặt là công nghiệp
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH ECO ONE VIỆT NAM
Đ/C: Ngõ 42 Trần Cung, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam
VPGD: Số 8 Đường CN6, Cụm CN vừa và nhỏ Từ Liêm, P. Minh Khai, Q. Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Hotline/ Zalo: 0904625025 – Hoài Thu Eco One
Website: Www.TheGioiChatTayRua.Com